Đông Hiếu: chế độ chính sách người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ quốc phòng

Chủ nhật - 02/07/2023 22:26
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả, đồng thời là yếu tố bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thể hiện sâu sắc tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Đông Hiếu: chế độ chính sách người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ quốc phòng
I. CHẾ ĐỘ LIỆT SĨ
1. Đối tượng
- Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban cơ yếu Chính phủ hi sinh hoặc mất tích trong chiến tranh.
2. Căn cứ xác nhận
a) Trường hợp hi sinh
- Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có liên quan đến trường hợp hy sinh:
+ Giấy báo tử trận; danh sách liệt sĩ, sổ quản lý liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh.
Các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh (trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh).
Người hy sinh (trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh) đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
Được ghi nhận là liệt sĩ tại một trong các giấy tờ sau: Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản; lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên của thân nhân được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; nếu được ghi nhận trong nhà bia ghi tên liệt sĩ thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quản lý nhà bia và căn cứ để khắc tên liệt sĩ.
b) Trường hợp mất tích
- Phiếu xác minh của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Công an cấp tỉnh đối với trường hợp mất tích (theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh).
3. Hồ sơ công nhận
- 04 bản khai thân nhân theo Mẫu số 13 đối với trường hợp hi sinh, Mẫu 14 đối với trường hợp mất tích (Mẫu nhận tại UBND xã).
- 04 bản sao một trong các giấy tờ quy định tại điểm a, khoản 2 thông báo này đối với trường hợp hi sinh, tại điểm b, khoản 2 thông báo này đối với trường hợp mất tích.
II. CHẾ ĐỘ THƯƠNG BINH VÀ HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
1. Đối tượng
- Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đã chuyển ra và có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên.
2. Căn cứ xác nhận
a) Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
b) Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào.
c) Có bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ liên quan đến trường hợp bị thương như sau: danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận người bị thương (trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh).
d) Trường hợp không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì căn cứ vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể.
3. Hồ sơ công nhận
- 04 bản khai cá nhân theo Mẫu 08.
- 04 bản sao một trong các loại giấy tờ theo điểm a, b, c, khoản 2, mục 2 thông báo này.
- Trường hợp theo điểm d, khoản 2, mục 2 thông báo này thì kèm theo kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này (04 bản sao).
III. CHẾ ĐỘ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01/01/1945 VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01/01/1945 ĐẾN NGÀY KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945.
1. Đối tượng
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 gồm:
- Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 gồm:
- Đã tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến;
- Đã hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến và khi hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của địa phương là Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư Nông dân cứu quốc, Bí thư Thanh niên cứu quốc, Bí thư Phụ nữ cứu quốc cấp xã hoặc tương đương; đội trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc ở địa phương chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã; người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng; người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 giữ một trong các chức vụ người đứng đầu quy định tại điểm này hoặc tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Người hoạt động cách mạng quy định như trên của điểm này không tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe.
2. Căn cứ xác nhận
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999 thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.
Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).
Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
-Người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.
Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.
Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.
Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng do cơ quan, tổ chức để thất lạc lý lịch khai từ năm 1969 trở về trước hoặc người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Người đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.
Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.
Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.
3. Hồ sơ công nhận
- 04 Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01.
- 04 bản sao một trong các loại giấy tờ đã nếu ở khoản 2, mục 3 thông báo này.
- Nạp hồ sơ trực tiếp UBND xã (Ban CHQS) từ ngày 29/6/2023.

 

Nguồn tin: Ban CHQS xã

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Dong hieu

Thông báo - Lịch làm việc

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Cổng thông tin thị xã
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,049
  • Tháng hiện tại26,719
  • Tổng lượt truy cập698,685
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây